Vải kaki thun là một trong các loại vải có đặc tính co giãn tốt và thun dày nên chất liệu kaki trắng thun thường được nhiều xưởng may dùng để may váy đồng phục, áo Vest công sở. Cùng DeJan tìm hiểu chi tiết về vải may kaki thun ngay sau đây!
1. Vải kaki thun là gì?
Vải kaki thun là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự thoải mái và vận động. Được dệt từ 100% cotton tự nhiên, vải kaki thun sở hữu độ mềm mại, co giãn tốt cùng khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời, mang lại cảm giác mát mẻ suốt cả ngày dài.
2. Nguồn gốc của vải kaki thun
Chất liệu kaki thun được ra đời vào thế kỷ XIX tại Ấn Độ – một vùng đất của người Hindi. Vải may kaki thun do ông Harry Burnett Lumsden (thường gọi: Lieutenant-General Sir Harry Burnett “Joe” Lumsden) – cựu lính Anh tạo ra nhằm may mặc cho quân đội Anh những bộ quân phục dễ thấm hút mồ hút và dễ co giãn hơn mỗi khi ra chiến trường.
Vào thời kỳ thế chiến ở Anh Quốc, trang phục của binh lính thường được may từ vải len nên khó thấm hút và gây khó chịu cho người mặc. Do đó, ông Harry Burnett Lumsden đã tạo ra vải thun kaki- một chất liệu may mỏng nhẹ, dễ thấm hút hơn so với vải len. Sau đó, vải kaki thun được sử dụng phổ biến để may các bộ Vest lịch lãm cho doanh nghiệp hay mẫu quần Tây đồng phục.
3. Quy trình sản xuất vải kaki thun
3.1 Thu hoạch sợi bông
Trước khi dệt vải may kaki thun, sợi xơ bông sẽ được thu hoạch kỹ càng và có chọn lọc để đảm bảo tấm vải kaki có độ bền và chất lượng nhất. Xơ bông sẽ được đảm bảo đồng bộ về màu sắc, kích cỡ và không lẫn tạp chất trước khi xếp thành các kiện bông. Sau đó, các kiện bông sẽ được vận chuyển đến nhà máy kéo sợi để tiếp tục quá trình làm chất liệu thun kaki.
3.2 Kéo sợi làm vải kaki thun
Sau khi có bông xơ, thợ dệt vải thun kaki sẽ tiến hành đánh rối xơ, thực hiện quy trình tiêu trùng và kéo sợi vải thô để tăng cường kích thước của sợi vải.
3.3 Thêu dệt vải thun kaki
Kết thúc quá trình dệt vải thun kaki , các sợi vải sẽ được đưa vào máy dệt và kết hợp với các thợ dệt may lành nghề tạo thành tấm kaki thun có các đường vân đan chéo với nhau và hai mặt vải có sự khác nhau rõ rệt.
3.4 Nhuộm màu chất liệu kaki thun
Tiếp đến, chất liệu kaki thun sẽ được nhuộm màu với một số chất phụ gia và hóa phẩm khác để tăng để độ bền cho vải và bám màu tốt hơn.
4. Các loại vải kaki thun phổ biến
4.1 Vải may kaki thun
Kaki thun là chất liệu có thể được xem là dạng nguyên bản của vải kaki. Cấu tạo của kaki thun nhẹ nhưng lớp vải rất dài điều này cũng có thể thấy ở vải lien thun bởi đây là các loại vải đều có thành phần từ sợi spandex co giãn. Ngoài ra, kaki thun là loại vải có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt nên được nhiều xưởng may đồng phục sử dụng để may váy công sở cho nữ, áo polo đồng phục nam, quần áo bảo hộ, …
4.2 Vải Cotton kaki thun
Vải kaki cotton thun là chất liệu may kết hợp giữa vải kaki và cotton 100% tự nhiên tương tự như vải nhung thun. Đặc điểm nổi bật của cotton kaki dạng thun là mỏng tương đương với vải tuyết mưa và có độ co giãn tốt hơn so với các chất liệu may mặc khác nên thường được dùng để may chân váy đồng phục, trang phục váy nữ doanh nghiệp.
4.3 Vải may kaki thun kiểu Hàn Quốc
Khác với các loại vải kaki thông thường có thành phần cotton, là loại sợi tạo nên vải kaki cũng như các loại vải cotton chất lượng. Chất liệu kaki đến từ xứ sở kim chi có điểm nổi bật là bám bụi ít, không phai màu và ít bị nhăn. Do đó, chất liệu này thường được dùng để may quần đồng phục doanh nghiệp, váy công sở nữ, …
4.4 Vải may kaki thun polyester
Vải kaki thun polyester là sự kết hợp giữa vải kaki và chất liệu etylen. Đối với các loại vải kết hợp với sợi polyester như kaki thun poly hoặc vải tuytsi đều có đặc tính cứng cáp và chống thấm nước rất tốt. Ngoài ra, ưu điểm của chất liệu này là có thể được sử dụng lâu mà vẫn giữ được độ bền tốt.